Chơi lại game củ : Legacy of Kain: Defiance - Vòng quay định mệnh
- Mới
test lại cái game mà ngày trước mua chưa chạy được ( do máy cấu hình yếu quá) ,
bây giờ chơi thấy hay lắm. Mình cũng xem trên mạng và thấy có giới thiệu về nó,
nhân tiện copy ra đây luôn. Hiện giờ mình chơi tới chương IX rồi. Chắc cũng sắp
hết rồi.
- Các bạn có thể xem
lại bài viết trên báo PC World :
- Sau đây là hướng dẫn chơi game này bằng tiếng Việt :
http://www.4shared.com/file/68546596/1a3671ad/Hng_dn_game_LoK.html
- Mình trích lại cốt truyện :
Truyền Thuyết Xứ Nosgoth
- Để hiểu
rõ toàn bộ cốt truyện, bạn hãy quay về thời điểm trước khi xảy ra Blood Omen:
Legacy of Kain
- Nhóm pháp sư “Circle of Nine” có sứ mạng bảo vệ 9 cột trụ quyền năng (The Pillars of Nosgoth) của vùng đất Nosgoth:
• Nupraptor - người đại diện cho cây cột “Mind”, “học giả” uyên bác xứ Nosgoth.
• Azimuth - “nhà thám hiểm” đại tài, người du hành vào được các vùng đất nơi con người chưa từng biết đến, đại diện cho “Dimension”.
• Malek - “hiệp sĩ xứ Nosgoth”, kẻ khiến cho đồng loại cũng như loài ma cà rồng run sợ vì là “kẻ sát nhân máu lạnh”, đại diện cho “Conflict”.
• Bane - “người bạn của tự nhiên”, có khả năng điều khiển sự sống của vạn vật, Bane không thích các sinh vật siêu nhiên vì cho rằng đó là sự giả tạo không thật, nắm giữ “Nature”.
• Dejoule - “Nữ thần năng lượng”, kiểm soát nguồn năng lượng trên Trái Đất, đại diện cho “Energy”.
• Moebius - “bậc thầy” của sự xảo trá và gian manh, đầy tớ của vị thần nắm giữ “Vòng quay định mệnh” (The Elder God), một trong những nhân vật mắt xích của dòng game LoK, nắm giữ cây cột “Time”.
• Anarcrothe - biệt danh “nhà giả kim”, bảo vệ cây cột “States”.
• Mortanius - “sứ giả thần chết”, có khả năng điều khiển cũng như hồi sinh các sinh vật của vương quốc bóng đêm, nắm giữ cây cột “Death”.
• Ariel - “nữ thần của sự cân bằng”, quan trọng nhất trong “Circle of Nine” với nhiệm vụ duy trì sự cân bằng và kiểm soát phép thuật của các thành viên trong nhóm; bảo vệ cột trụ “Balance”.
- Bên dưới chân các cột trụ là nơi giam giữ thủ lĩnh của loài quỷ Hylden, “Hash’ak’gik”. Y đã dùng ma thuật sai khiến Mortanius ám sát Ariel để tìm cách “trốn trại”. Cái chết của Ariel đã làm sụp đôí “Circle of Nine”, Nosgoth trở thành một nơi hỗn loạn. Hối lỗi, Mortanius quyết định ra đi tìm kiếm linh hồn Raziel và người thay thế Ariel (nhà quí tộc Kain).
Mortanius – “sứ giả của thần chết”
- Trong một chuyến phiêu lưu tìm kiếm danh vọng của mình, Kain bị sát hại bởi một băng cướp. Mortanius liền ra tay cứu sống nhưng yêu cầu Kain trở lại nhân gian trong lốt ma cà rồng. Sau khi hoàn tất sứ mạng, Kain đứng trước ngã ba định mệnh: hi sinh bản thân để hồi phục lại Ariel và vùng đất Nosgoth, hoặc hủy diệt tất cả. Kain đã chọn con đường thứ hai vì sự ích kỷ. Vương triều của loài ma cà rồng bắt đầu phát triển bởi Kain và chính y đã chọn cây cột Balance làm ngai vàng cho mình. Raziel là một trong sáu cận vệ được Kain tạo ra nhằm mục đích thôn tính loài người. THeo dòng thời gian, đế quốc của Kain thống trị Nosgoth, tuy nhiên thời gian đã làm biến đổi hình thể của loài quỉ hút máu này. Raziel là nạn nhân đầu tiên, sự phát triển của đôi cánh Raziel làm cho Kain tức giận và ra lệnh quăng Raziel xuống lòng “hồ chết” (Lake of the Dead) nhằm thiêu cháy vĩnh viễn Raziel. Tức giận vì loài ma cà rồng sống bất tử và hút máu con người làm cho linh hồn của họ không siêu thoát và trở về với mình, vị thần “bạch tuộc” (The Elder God) - người nắm giữ “Vòng quay định mệnh” của mọi sự sống - lập âm mưu đưa Raziel trở lại dưới vai trò là “kẻ cướp linh hồn”, xúi giục Raziel trả thù Kain với mục đích tiêu diệt loài ma cà rồng. Để “chắc ăn” vị thần này sai đầy tớ của mình – Moebius – lừa gạt cả Kain lẫn Raziel, làm cho cả hai trở thành kẻ thù truyền kiếp tự tiêu diệt lẫn nhau, đồng thời ra lệnh cho Moebius thành lập đội săn ma cà rồng tàn sát cư dân của Kain (kết quả cuối cùng chỉ còn có mỗi mình Kain sống sót). Sự trở lại của Raziel vô tình đúng theo lời tiên tri ngàn năm của loài ma cà rồng và của loài quỷ Hylden về “sự xuất hiện của kẻ hủy diệt và đấng cứu thế”. Raziel đã hoàn thành đúng vai trò của mình trong Defiance, vòng lẩn quẩn giữa người, ma và quỷ đã được giài quyết, “kẻ chủ mưu” đã lộ mặt thật của mình.
- Ở đây tôi có một thắc mắc nhỏ là không biết vô tình hay cố ý mà vị thần lại cho Raziel hồi sinh, phải chăng giữa ông ta và loài quỷ Hylden có mối quan hệ mật thiết?
- Nhóm pháp sư “Circle of Nine” có sứ mạng bảo vệ 9 cột trụ quyền năng (The Pillars of Nosgoth) của vùng đất Nosgoth:
• Nupraptor - người đại diện cho cây cột “Mind”, “học giả” uyên bác xứ Nosgoth.
• Azimuth - “nhà thám hiểm” đại tài, người du hành vào được các vùng đất nơi con người chưa từng biết đến, đại diện cho “Dimension”.
• Malek - “hiệp sĩ xứ Nosgoth”, kẻ khiến cho đồng loại cũng như loài ma cà rồng run sợ vì là “kẻ sát nhân máu lạnh”, đại diện cho “Conflict”.
• Bane - “người bạn của tự nhiên”, có khả năng điều khiển sự sống của vạn vật, Bane không thích các sinh vật siêu nhiên vì cho rằng đó là sự giả tạo không thật, nắm giữ “Nature”.
• Dejoule - “Nữ thần năng lượng”, kiểm soát nguồn năng lượng trên Trái Đất, đại diện cho “Energy”.
• Moebius - “bậc thầy” của sự xảo trá và gian manh, đầy tớ của vị thần nắm giữ “Vòng quay định mệnh” (The Elder God), một trong những nhân vật mắt xích của dòng game LoK, nắm giữ cây cột “Time”.
• Anarcrothe - biệt danh “nhà giả kim”, bảo vệ cây cột “States”.
• Mortanius - “sứ giả thần chết”, có khả năng điều khiển cũng như hồi sinh các sinh vật của vương quốc bóng đêm, nắm giữ cây cột “Death”.
• Ariel - “nữ thần của sự cân bằng”, quan trọng nhất trong “Circle of Nine” với nhiệm vụ duy trì sự cân bằng và kiểm soát phép thuật của các thành viên trong nhóm; bảo vệ cột trụ “Balance”.
- Bên dưới chân các cột trụ là nơi giam giữ thủ lĩnh của loài quỷ Hylden, “Hash’ak’gik”. Y đã dùng ma thuật sai khiến Mortanius ám sát Ariel để tìm cách “trốn trại”. Cái chết của Ariel đã làm sụp đôí “Circle of Nine”, Nosgoth trở thành một nơi hỗn loạn. Hối lỗi, Mortanius quyết định ra đi tìm kiếm linh hồn Raziel và người thay thế Ariel (nhà quí tộc Kain).
Mortanius – “sứ giả của thần chết”
- Trong một chuyến phiêu lưu tìm kiếm danh vọng của mình, Kain bị sát hại bởi một băng cướp. Mortanius liền ra tay cứu sống nhưng yêu cầu Kain trở lại nhân gian trong lốt ma cà rồng. Sau khi hoàn tất sứ mạng, Kain đứng trước ngã ba định mệnh: hi sinh bản thân để hồi phục lại Ariel và vùng đất Nosgoth, hoặc hủy diệt tất cả. Kain đã chọn con đường thứ hai vì sự ích kỷ. Vương triều của loài ma cà rồng bắt đầu phát triển bởi Kain và chính y đã chọn cây cột Balance làm ngai vàng cho mình. Raziel là một trong sáu cận vệ được Kain tạo ra nhằm mục đích thôn tính loài người. THeo dòng thời gian, đế quốc của Kain thống trị Nosgoth, tuy nhiên thời gian đã làm biến đổi hình thể của loài quỉ hút máu này. Raziel là nạn nhân đầu tiên, sự phát triển của đôi cánh Raziel làm cho Kain tức giận và ra lệnh quăng Raziel xuống lòng “hồ chết” (Lake of the Dead) nhằm thiêu cháy vĩnh viễn Raziel. Tức giận vì loài ma cà rồng sống bất tử và hút máu con người làm cho linh hồn của họ không siêu thoát và trở về với mình, vị thần “bạch tuộc” (The Elder God) - người nắm giữ “Vòng quay định mệnh” của mọi sự sống - lập âm mưu đưa Raziel trở lại dưới vai trò là “kẻ cướp linh hồn”, xúi giục Raziel trả thù Kain với mục đích tiêu diệt loài ma cà rồng. Để “chắc ăn” vị thần này sai đầy tớ của mình – Moebius – lừa gạt cả Kain lẫn Raziel, làm cho cả hai trở thành kẻ thù truyền kiếp tự tiêu diệt lẫn nhau, đồng thời ra lệnh cho Moebius thành lập đội săn ma cà rồng tàn sát cư dân của Kain (kết quả cuối cùng chỉ còn có mỗi mình Kain sống sót). Sự trở lại của Raziel vô tình đúng theo lời tiên tri ngàn năm của loài ma cà rồng và của loài quỷ Hylden về “sự xuất hiện của kẻ hủy diệt và đấng cứu thế”. Raziel đã hoàn thành đúng vai trò của mình trong Defiance, vòng lẩn quẩn giữa người, ma và quỷ đã được giài quyết, “kẻ chủ mưu” đã lộ mặt thật của mình.
- Ở đây tôi có một thắc mắc nhỏ là không biết vô tình hay cố ý mà vị thần lại cho Raziel hồi sinh, phải chăng giữa ông ta và loài quỷ Hylden có mối quan hệ mật thiết?
Nhận xét :
- Kể từ khi xuất hiện, loạt game về “quỉ vương” Kain và “thiên sứ địa ngục” Raziel đã cuốn hút bao thế hệ gamer và có thể nói rằng đây là một trong số ít các game nhiều tập “sống lâu nhất”, và có sức thu hút người chơi mãnh liệt. Các nhà phát triển game đã đánh trúng tâm lý của người chơi khi khai thác đề tài “ma cà rồng” – một đề tài ít game khai phá nhưng có sức hấp dẫn rất lớn vì kích thích trí tò mò. Có lẽ đây là yếu tố chính tạo nên sự thành công của game. Một yếu tố khác cũng góp phần không nhỏ là cốt truyện của game, một câu chuyện ly kỳ mang đậm nét gôthíc cổ điển, được chia thành nhiều chương với mỗi chương là một phiên bản game khác nhau nhưng lại có liên hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự. Legacy of Kain: Defiance (LoKD) là phần mới nhất của loạt game này và có lẽ đây là hồi kết của mọi gút mắc trong câu truyện.
- Đó là số phận của mỗi người, không ai có thể trốn tránh được kể cả ma cà rồng. Thế nhưng với Kain và Raziel thì khác. Cả hai đã nổi loạn để chống lại số phận của mình, mỗi người có một hướng đi riêng. Trong phần này Kain truy đuổi Moebius – người gác cổng thời gian, nhà tiên tri vĩ đại xứ Nosgoth và cũng là người nắm giữ bí mật số phận của Kain và Raziel. Kain muốn biết bí mật này để chấm dứt các cuộc rượt đuổi của Raziel. Còn Raziel (hay còn được gọi là “Soul Reaver”) thì đã chán ngấy vai trò làm “thiên sứ địa ngục” đuổi hồn bắt bóng của mình. Thế là Raziel tìm cách “vượt ngục” khỏi vương quốc bóng đêm, trở lại nhân gian để thực hiện cuộc phiêu lưu tìm kiếm định mệnh của bản thân. Con đường đi của cả hai đều có nhiều cản trở bởi các âm mưu được xếp đặt trước của kẻ thù, cuối con đường chỉ duy nhất một người sống sót. Kain hay Raziel? Câu trả lời xin dành cho bạn...
*
Một số nơi buộc bạn phải chiến đấu...
- Thuở ban đầu, LoK chỉ là game 2D chơi theo kiểu nhập vai pha trộn với một ít dạng hành động và phiêu lưu. Thời kỳ 3D bắt đầu phát triển mạnh, dòng game LoKD “lột xác” thành dạng chơi hành động hoàn toàn. Ngoài cốt truyện hấp dẫn, điểm thu hút của dòng game này chính là cách đánh nhau của game. Nhân vật chính Kain (hoặc Raziel) có các thế di chuyển cũng như chiến đấu rất đặc trưng, và điều làm cho các tay chơi “ghiền” chính là các chiêu “hạ độc thủ”: có thể “rút” linh hồn của đối phương, móc tim hay vài đường gươm “độc” kết liễu kẻ thù... LoKD bỏ đi hầu hết những chiêu này và chỉ giữ lại vài phần căn bản như chiêu rút linh hồn của Raziel, quăng kẻ thù vào các cọc nhọn, hút máu... nhưng nhờ vậy mà game bớt phần bạo lực hơn các bản trước.
- Thuở ban đầu, LoK chỉ là game 2D chơi theo kiểu nhập vai pha trộn với một ít dạng hành động và phiêu lưu. Thời kỳ 3D bắt đầu phát triển mạnh, dòng game LoKD “lột xác” thành dạng chơi hành động hoàn toàn. Ngoài cốt truyện hấp dẫn, điểm thu hút của dòng game này chính là cách đánh nhau của game. Nhân vật chính Kain (hoặc Raziel) có các thế di chuyển cũng như chiến đấu rất đặc trưng, và điều làm cho các tay chơi “ghiền” chính là các chiêu “hạ độc thủ”: có thể “rút” linh hồn của đối phương, móc tim hay vài đường gươm “độc” kết liễu kẻ thù... LoKD bỏ đi hầu hết những chiêu này và chỉ giữ lại vài phần căn bản như chiêu rút linh hồn của Raziel, quăng kẻ thù vào các cọc nhọn, hút máu... nhưng nhờ vậy mà game bớt phần bạo lực hơn các bản trước.
- Trái
ngược với các phiên bản trước có tốc độ chơi chậm, ít kẻ thù và lối đánh nhau
rất thận trọng, ở phần này các trận quyết chiến của game có khá nhiều kẻ thù và
diễn ra với tốc độ cao. Bạn có thể “dừng chân” để chiến đấu với chúng hoặc đơn
giản là bỏ qua để đi tiếp (chỉ đụng độ chúng khi nào cần đến “máu”). Tuy nhiên ở
một số chỗ bạn buộc phải tiêu diệt hết đối thủ thì mới tiếp tục cuộc hành trình
được. Nhìn chung thì các đối thủ máy yếu và không “dữ dằn” như các phần trước.
Đặc biệt là các con trùm rất dễ tiêu diệt, có lẽ do các cú đánh của chúng không
gây mất máu nhiều cho bạn và một phần là việc “tiêu hao” cột máu của nhân vật
trong game chậm hơn hẳn so với các game trước đây (nhân vật Kain và Raziel nếu
không hút máu hoặc rút linh hồn đối phương thì cột máu của họ sẽ “mất” từ từ cho
đến chết).
* Hạ độc thủ đối phương
- Để tránh làm các gamer “hụt hẫng” vì đã lấy mất của họ phần lớn các thế đánh “độc chiêu” và chuyển tốc độ game lên cao, các nhà thiết kế game đưa ra các phần thưởng “nhỏ” khuyến khích như: càng đánh nhiều “combo” điểm kinh nghiệm của người chơi càng tăng, khi đó họ sẽ được thưởng bằng các tuyệt chiêu (có tổng cộng 5 tuyệt chiêu cho mỗi nhân vật), tương tự như cách thưởng trong Lord of the Rings: The Return of the King. Ngoài ra trong lúc đánh, cột năng lượng của thanh gươm Reaver (có dạng cây kiếm) mà bạn sử dụng sẽ tăng, khi đã đầy thì chỉ một “chiêu” bạn có thể hạ gục toàn bộ đối phương (sức mạnh của chiêu này phụ thuộc vào thanh gươm Reaver đang dùng là loại nào, trong game Kain có tổng cộng 5 cây kiếm, còn Raziel là 7).
*
Để duy trì sự sống Kain phải hút máu kẻ thù
- Nếu đánh giá về mặt nhân vật thì nhìn chung cả hai (Kain lẫn Raziel) di chuyển nhanh hơn ở các bản game trước và đều có các thế đánh tuyệt chiêu rất giống nhau: cũng dùng kiếm hất đối thủ lên không rồi bay lên đánh “combo”, dùng chiêu “telekinesis” (siêu năng lực) để quăng đối phương, “nện” bóng rổ... Họ chỉ khác nhau ở một số mặt: Kain là một con ma cà rồng nên phải hút máu đối phương để sinh tồn, còn Raziel thì “rút” linh hồn của đối thủ. Trong các cuộc quyết chiến Kain tỏ ra chậm chạp nhưng có những cú đánh chắc chắn đồng thời có chiêu né đòn “sương mù” rất hữu hiệu, còn Raziel rất nhanh nhẹn khi chiến đấu nhưng vì nhỏ con nên các cú tấn công không được mạnh và chiêu né đòn không “đã”, rất dễ trúng cú đánh của đối phương; cả hai có khả năng bay và đi xuyên song sắt nhưng được thể hiện khác nhau. Một điều rất “ngộ” trong game là Raziel biết bơi còn Kain thì không! (Có lẽ ma cà rồng ở “dơ” nên sợ nước chăng?).
- Nếu đánh giá về mặt nhân vật thì nhìn chung cả hai (Kain lẫn Raziel) di chuyển nhanh hơn ở các bản game trước và đều có các thế đánh tuyệt chiêu rất giống nhau: cũng dùng kiếm hất đối thủ lên không rồi bay lên đánh “combo”, dùng chiêu “telekinesis” (siêu năng lực) để quăng đối phương, “nện” bóng rổ... Họ chỉ khác nhau ở một số mặt: Kain là một con ma cà rồng nên phải hút máu đối phương để sinh tồn, còn Raziel thì “rút” linh hồn của đối thủ. Trong các cuộc quyết chiến Kain tỏ ra chậm chạp nhưng có những cú đánh chắc chắn đồng thời có chiêu né đòn “sương mù” rất hữu hiệu, còn Raziel rất nhanh nhẹn khi chiến đấu nhưng vì nhỏ con nên các cú tấn công không được mạnh và chiêu né đòn không “đã”, rất dễ trúng cú đánh của đối phương; cả hai có khả năng bay và đi xuyên song sắt nhưng được thể hiện khác nhau. Một điều rất “ngộ” trong game là Raziel biết bơi còn Kain thì không! (Có lẽ ma cà rồng ở “dơ” nên sợ nước chăng?).
- Theo nhận xét riêng thì Raziel có cách chơi khó và dài hơn Kain, vì nhân vật này phải thực hiện một khối lượng công việc lớn như giết trùm và giải đố, đồng thời hành động diễn ra ở cả hai thế giới song song: thế giới vật chất (material realm) và tâm linh (spectral realm). Raziel chỉ dùng đến thế giới tâm linh khi cần vượt qua các khoảng cách quá cao hoặc quá xa và để giết trùm, vì trong thế giới vật chất Raziel chỉ có độc một thanh kiếm Reaver “cùn”, còn để giải đố thì thế giới vật chất là thích hợp nhất. Nhắc đến giải đố thì game không gây khó khăn như các phiên bản đầu, chủ yếu là dùng thanh gươm Reaver thích hợp để mở các cơ quan, một công việc rất đơn giản tuy rằng việc tìm kiếm chúng khá dài dòng.
- Nếu để ý kỹ phần mới này bạn sẽ thấy một việc chưa từng có tiền lệ trong loạt trò chơi LoK, thay vì điều khiển Kain hoặc Raziel như trước đây thì người chơi luân phiên điều khiển cả hai. Có thể nói nhà phát triển game đã thành công trong việc đưa vào cùng lúc hai nhân vật và xử lý tình huống rất khéo léo: mỗi nhân vật đi một màn và không có cơ hội đụng độ nhau vì chiều thời gian khác nhau, chỉ duy nhất lúc gần cuối cả hai mới giáp chiến và lúc này người mệt lại là bạn vì phải chơi hai trận đánh liên tiếp (mỗi trận điều khiển một nhân vật).
* Kain và Raziel giáp chiến nhau
- Với phiên bản này, đồ họa của dòng game LoK gây ấn tượng mạnh với các gamer. Dưới bàn tay “phù thủy” của những họa sĩ thiết kế tài ba, khung cảnh và nhân vật trong game rất chi tiết và đẹp mê hồn. Các nhân vật thì tròn trịa không góc cạnh, có khuôn mặt thể hiện được cá tính: một Kain đầy tham vọng với tướng tá trông rất “dữ dằn” và mang phong độ của một nhà quí tộc; một Moebius có nét mặt gian xảo và lừa lọc ẩn sau vạt áo choàng mềm mại... Có lẽ đẹp nhất trong game chính là các nội cảnh (indoor - game có rất ít cảnh ngoài trời). Mỗi căn phòng trong game trông như một bức tranh nghệ thuật đặc sắc với các chi tiết được thực hiện công phu và sắc nét, mang đậm nét gôthíc uy nghi, bề thế và sang trọng. Thế giới trong game rất rộng lớn, nó được chia làm nhiều khu vực khác nhau (trong tổng số 13 màn của game), việc di chuyển giữa các khu vực này khá “mệt” vì người chơi phải đi lòng vòng để giải quyết vấn đề, chưa kể một số màn có khung cảnh khá giống nhau (nhất là các màn đi lấy thanh gươm Reaver). Nếu nhà thiết kế game đưa vào bản đồ hay la bàn giúp người chơi định hướng thì có lẽ việc đi lại sẽ dễ dàng hơn.
* Khuôn mặt thể hiện được cá tính
- Có thể nói LoKD là một trong số rất ít các game có âm thanh vô cùng đặc sắc, gây ấn tượng mạnh: âm nhạc của game gay cấn và hồi hộp, những tiếng động như tiếng “xẹt” điện khi mở khóa cửa, tiếng các thanh gươm “rít” trong gió (mỗi thanh gươm Reaver có tiếng khác nhau) nghe rất “bén” và “chắc tai”. Phần mà tôi thích nhất trong game có lẽ chính là giọng nói của các nhân vật: chỉ cần nghe qua giọng nói cộng với biểu hiện của khuôn mặt nhân vật (một sự kết hợp “ăn ý” của đồ họa) ta có thể đoán biết tính cách con người đó như thế nào – giọng của Kain ấm, pha lẫn chút trầm tĩnh của nhà quý tộc xứ Nosgoth; một chất giọng đầy vẻ kiêu ngạo và từng trải của vị thần cổ nắm giữ sự sống và cái chết; một Moebius có giọng gian xảo, nịnh thần... Tất cả đã tạo nên sự sinh động cho game, tạo nên một nét rất riêng mà ít game nào có. Công lao này phải kể đến các diễn viên lồng tiếng như Simon Templeman (Kain), Michael Bell (Raziel), Tony Jay (The Elder God), Richard Doyle (Moebius) cùng một số diễn viên khác, họ đã thể hiện hết sức xuất sắc vai trò của mình và đây cũng chính là êkíp đã theo sát loạt game từ những phiên bản đầu tiên. Nếu nói rằng đồ họa và âm thanh là “cặp bài trùng ăn ý” của game thì quả là không sai chút nào.
- Có lẽ điểm đáng chê nhất của game chính là cách đặt góc nhìn (camera), thay vì để cho camera “bám dính” nhân vật như một số game hành động (Rune, Tomb Raider...) thì nó lại được đặt “chết” một chỗ, chính điều này làm cho việc di chuyển trong game rất khó khăn vì người chơi không thể định hướng được (đơn cử là rất khó kiểm soát khoảng cách trong các trường hợp nhảy qua lại), một trong số chỗ nhân vật bị góc nhìn che khuất, hành động rất khó khăn. Theo ý kiến riêng của tôi thì góc nhìn trong Blood Omen 2 là khá tốt, có thể quan sát được tình thế, mong rằng ở các bản kế tiếp dòng game LoK sẽ khắc phục tình trạng camera (loạt game LoK luôn thay đổi cách đặt camera). Ngoài ra đồ họa của game cũng mắc phải một lỗi dễ thấy, đó là khi đánh nhau, một số nhân vật bị “văng” vào tường và... biến mất, sau đó lại xuất hiện? Cuối cùng, việc sử dụng tay cầm (gamepad) không được hoàn hảo vì vẫn còn phụ thuộc vào bàn phím, do game có rất nhiều phím điều khiển so với 8 nút của gamepad.
- Có thể
nói rằng trong LoKD mọi vấn đề gút mắc và khó hiểu ở các phần trước nay đã được
“phơi bày” rõ ràng. Đối với nhiều người chơi thì đây có lẽ là phần kết của loạt
game, nhưng theo tôi thì game chưa kết thúc vì nhân vật Elder God tuy bị đánh
bại và chôn vùi, nhưng do đây là vị thần bất tử cho nên sẽ không bị đống đá đèâ
chết dễ dàng như thế, chắc sẽ có phần tiếp theo. Nếu bạn không “khó tính” với
cách đặt camera trong game thì tôi cho rằng đây là trò chơi đủ sức làm hài lòng
các gamer về mọi mặt. Nào, hãy cùng Kain và Raziel phiêu lưu vào vùng đất
Nosgoth - xứ sở của loài ma cà rồng...
HỒNG ÂN
hong.an@but-tre.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét